slot gacor slot gacor slot gacor slot gacor slot gacor slot gacor slot gacor slot gacor
Chi tiết tin tức
Tin thị trường

Vì sao giá cổ phiếu Năng lượng và Bất động sản Trường Thành (TEG) tăng mạnh?

02/04/2021

(ĐTCK) Giá cổ phiếu TEG của Công ty cổ phần Năng lượng và Bất động sản Trường Thành (TEG – sàn HOSE) đã tăng xấp xỉ 50% trong tháng 3 và tăng hơn 1,5 lần so với hồi đầu năm nay, cao hơn gần 5 lần so với điểm đáy hồi tháng 4/2020. Đâu là lý do dẫn tới sự thay đổi này?

(ĐTCK) Giá cổ phiếu TEG của Công ty cổ phần Năng lượng và Bất động sản Trường Thành (TEG – sàn HOSE) đã tăng xấp xỉ 50% trong tháng 3 và tăng hơn 1,5 lần so với hồi đầu năm nay, cao hơn gần 5 lần so với điểm đáy hồi tháng 4/2020. Đâu là lý do dẫn tới sự thay đổi này?

Những nhà đầu tư thạo tin cho biết, TEG gần đây đã có sự tái cấu trúc mạnh mẽ, trong đó nhóm cổ đông lớn của Công ty dưới sự lãnh đạo của ông Đặng Trung Kiên, Chủ tịch TEG nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã nắm cổ phần chi phối tại doanh nghiệp.

Ông Kiên cũng là Chủ tịch và người sáng lập Công ty cổ phần Tập đoàn Trường Thành Việt Nam (TTVN Group), một tên tuổi lớn trong lĩnh vực năng lượng tái tạo.

TTVN Group đã hoàn thành 3 dự án điện mặt trời với tổng công suất 357 MWp, đồng thời sở hữu một loạt dự án về năng lượng tái tạo khác. Hiện doanh nghiệp này đang triển khai xây dựng nhà máy điện gió tại Trà Vinh. Trong 2 năm liên tiếp (2019 – 2020), TTVN Group nằm trong Top 3 doanh nghiệp đầu tư năng lượng tái tạo lớn nhất Việt Nam.

Trao đổi với các cổ đông tại Đại hội đồng cổ đông của TEG sáng 29/3, ông Đặng Trung Kiên cho biết, trước đây ông và các cộng sự dự kiến niêm yết TTVN Group nhằm mục tiêu hợp lực, mời gọi các nhà đầu tư nước ngoài lớn tham gia đồng hành với công ty trong các dự án năng lượng tái tạo. Những dự án lớn đòi hỏi không chỉ nguồn lực tài chính mạnh mà cả năng lực quản trị, phát triển dự án.

Cùng là cổ đông lớn của cả TTVN và TEG, họ nhận thấy thay vì để các công ty và dự án dàn trải, nên tập trung về một mối để quản trị hiệu quả hơn. TEG nếu chỉ có bất động sản và xây dựng, sẽ khó phát triển mạnh mẽ bởi áp lực cạnh tranh rất lớn.

Ông Kiên và các cộng sự đã tăng sở hữu tại TEG và đang tiếp tục mua vào cổ phiếu TEG, mà theo như lời ông là muốn đưa một phần lợi thế của TTVN về với TEG, ông phải thổi hồn vào được, phải có khả năng thực hiện ý tưởng, dự án lớn, nếu không rất lãng phí cơ hội.

Theo kế hoạch đã được cổ đông của TEG thông qua, TEG sẽ mua cổ phần của CTCP Năng lượng Trường Thành để tăng sở hữu lên mức chi phối.

Theo đó, TEG sẽ phát hành cổ phiếu tăng vốn. Trong đó, trả cổ tức tỷ lệ 5%, cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu nhận thêm 5 cổ phiếu mới, nguồn vốn từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Như vậy, doanh nghiệp sẽ phát hành thêm hơn 1,6 triệu cổ phiếu.

Đồng thời, doanh nghiệp sẽ chào bán cổ phiếu ra công chúng theo tỷ lệ 3:2, cổ đông sở hữu 3 cổ phiếu nhận quyền mua thêm 2 cổ phiếu với giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Nếu chào bán thành công, doanh nghiệp sẽ phát hành thêm gần 21,6 triệu cổ phiếu, thời gian dự kiến trong năm 2021, sau khi có sự chấp thuận của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN)

TEG cũng thông qua kế hoạch chào bán 10 triệu cổ phiếu thông qua đấu giá công khai, giá khởi điểm là 10.000 đồng/cổ phiếu và thời gian trong năm 2021, sau khi có sự chấp thuận của UBCKNN.

Số tiền thu được từ đợt phát hành cho cổ đông hiện hữu và chào bán công khai ước tính hơn 316 tỷ đồng sẽ dùng đầu tư mua cổ phần CTCP Năng lượng Trường Thành. Tính tới 31/12/2020, TEG đang sở hữu 26,28% vốn điều lệ tại CTCP Năng lượng Trường Thành.

“Năm 2021 chúng tôi đặt mục tiêu thực hiện thành công việc tăng vốn cho TEG, sau đó lựa chọn một số nhà đầu tư nước ngoài để trở thành cổ đông lớn, cổ đông chiến lược của TEG. Có nhà đầu tư chiến lược nước ngoài, TEG sẽ được nâng cao năng lực quản trị điều hành, có thêm nguồn lực con người, nguồn lực tài chính. Đó là những lợi thế để TEG có thể phát triển các dự án lớn trong lĩnh vực năng lượng tái tạo”, ông Kiên chia sẻ.

Đề cập đến nhu cầu của các nhà đầu tư ngoại, ông Kiên cho biết thêm, hiện nay có 3 – 4 đối tác muốn trở thành cổ đông lớn của TEG. “Ban đầu, người ta chưa quan tâm đến TEG nhưng họ muốn có cơ hội tham gia các dự án năng lượng của TTVN Group. Các đối tác đầu tư vào TEG không phải vì giá cổ phiếu tăng giảm mà để có cơ hội tham gia vào các dự án của TEG. Bởi vậy, chắc chắn trong thời gian tới, các nhà đầu tư nước ngoài lớn sẽ trở thành cổ đông chiến lược của TEG”, ông Kiên nói.

Trong phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng, TEG đang nắm cổ phần chi phối tại Công ty Trường Thành Island, chủ đầu tư dự án tại 2 đảo Hòn Ngang và Hòn đất (tổng quy mô hơn 40ha), có vị trí đắc địa trong chuỗi du lịch nghỉ dưỡng Quy Nhơn – Sông Cầu.

Trong phân khúc bất động sản khu công nghiệp, TEG đã được giao Quyết định chủ trương đầu tư Cụm công nghiệp Cát Hiệp tại Bình Định, với quy mô 50 ha và đang trong quá trình giải phóng mặt bằng.

TTVN cùng đối tác nước ngoài là các Tập đoàn B.Grimm, Sermsang của Thái Lan, Quadran International của Pháp đã đầu tư và đưa vào vận hành 3 nhà máy điện mặt trời với tổng công suất lên tới 357MWp từ giữa năm 2019. Cả 3 nhà máy này đều được hưởng cơ chế giá FIT là 9.35 cent/Kwh.

Ngoài ra, TTVN đang xây dựng Nhà máy điện gió V1-2 Trà Vinh với quy mô 48 MW do TTVN liên danh với Sermsang đầu tư đang trong quá trình thi công và sẽ đưa vào vận hành trước tháng 11/2021.

TTVN cũng đã ký đối tác chiến lược cùng Tập đoàn Kumagai Gumi (Nhật Bản) để cùng phát triển các dự án năng lượng tái tạo mới tại Việt Nam.

Thông qua việc triển khai các dự án này, TTVN và TEG đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm từ giai đoạn lựa chọn vị trí, phát triển dự án, lựa chọn công nghệ, lựa chọn nhà thầu EPC, xây dựng giải pháp tài chính…

Trong phân khúc bất động sản nhà ở, thông qua công ty con là Công ty 108 Trường Thành, TEG đã hoàn tất đầu tư và bán hàng giai đoạn 1 của dự án Khu nhà ở nông thôn kết hợp thương mại dịch vụ Nghĩa An (tổng quy mô 27 ha, giai đoạn 1 có quy mô gần 7 ha). Hiện nay, Công ty 108 Trường Thành đang tích cực triển khai giai đoạn 2 dự án Nghĩa An với quy mô tương đương giai đoạn 1.

Theo Báo Tin nhanh Chứng khoán